DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT GIÚP CẢI THIỆN ĐƯỜNG HUYẾT SAU ĂN
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng, với khoảng 7 triệu người hiện đang sống chung với căn bệnh này [1]. Việc kiểm soát tốt đái tháo đường phụ thuộc vào ba yếu tố quan trọng gồm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ sử dụng thuốc điều trị và duy trì luyện tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thay đổi thói quen ăn uống là thách thức đối với 91% người mắc đái tháo đường tại Việt Nam, khiến quá trình quản lý bệnh trở thành một thách thức [2].
Thách thức về dinh dưỡng cho người mắc đái tháo đường


Chế độ dinh dưỡng cho người mắc đái tháo đường cần vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và hoạt động thể chất, vừa kiểm soát đường huyết ổn định cả khi đói và sau ăn. Tuy nhiên, điều này là một thách thức lớn với người Việt Nam do thói quen ăn uống tập trung vào các món giàu chất bột đường như cơm, bún, và phở. Nếu không thay đổi thói quen, các bữa ăn này có thể khiến cho đường huyết tăng đột biến sau ăn, kéo theo sự gia tăng của chỉ số HbA1c và nguy cơ biến chứng đái tháo đường.
Ngược lại, người mắc đái tháo đường nếu ăn quá kiêng khem như cắt giảm quá nhiều chất bột đường trong khẩu phần ăn có thể khiến họ thiếu năng lượng, mệt mỏi và giảm khả năng duy trì các hoạt động thường ngày. Khảo sát thực tế cho thấy việc tuân thủ các khuyến nghị về chế độ ăn uống rất khác nhau ở các quốc gia, dao động từ 29,9% đến 67,4% [3]. Mặc dù hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát chế độ ăn uống và hoạt động thể chất trong quản lý bệnh đái tháo đường nhưng việc tuân thủ các biện pháp thực hành vẫn còn kém [3]. Điều này không chỉ gây mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng mà còn khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn, làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Hiểu đúng về vai trò của dinh dưỡng chuyên biệt trong kiểm soát đái tháo đường


Sử dụng thực phẩm lành mạnh là một trong những cách hiệu quả để kiểm soát mức đường huyết, đặc biệt là đường huyết sau ăn. Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) đã khuyến nghị áp dụng dinh dưỡng chuyên biệt như một phần trong kế hoạch quản lý bệnh [4]. Những thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt có thể thay thế các bữa ăn thông thường, đặc biệt phù hợp cho những người đang trong giai đoạn cần kiểm soát cân nặng [5]. Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng sử dụng thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt mang lại lợi ích bền vững trong việc cải thiện đường huyết sau ăn và hỗ trợ kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch [6].
Thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người mắc đái tháo đường có tác động kép là bởi sự kết hợp của hệ bột đường tiêu hóa chậm, chất béo MUFA và Myo-inositol. Sự kết hợp này giúp giảm đề kháng insulin, kích thích tăng tiết GLP-1 - hormone quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, đồng thời giảm các cảm giác thèm ăn và chậm làm trống dạ dày.
Sử dụng Dinh dưỡng chuyên biệt đúng cách
Trong cuộc sống hiện đại, việc kết hợp dinh dưỡng chuyên biệt như bữa ăn thay thế một cách khoa học trong khẩu phần hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn mang lại sự tiện lợi trong cuộc sống. Điều này giúp người mắc đái tháo đường giảm nỗi lo về chế độ ăn uống, từ việc cân đối dinh dưỡng đến kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Cách dùng dinh dưỡng chuyên biệt:






● Dùng thay thế bữa phụ: Nên ăn cách bữa chính ít nhất 2 giờ để bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ kiểm soát đường huyết
● Thay thế một phần bữa chính: Kết hợp dinh dưỡng chuyên biệt với một phần bữa chính để đảm bảo đủ năng lượng và dưỡng chất
● Thay thế hoàn toàn bữa chính: Khi không thể chuẩn bị được bữa ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng.
Đái tháo đường đang là vấn đề ngày một cấp bách của sức khỏe cộng đồng. Để kiểm soát tốt đường huyết giúp giảm nguy cơ các biến chứng, bên cạnh việc tuân thủ điều trị bằng thuốc và duy trì luyện tập đều đặn thì chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát bệnh đái tháo đường. Một chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hãy bắt đầu sử dụng dinh dưỡng chuyên biệt để giúp cải thiện kiểm soát đường huyết và nâng cao sức khỏe của bạn mỗi ngày!
Nguồn tham khảo:
1. Việt Nam hiện tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh
https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/viet-nam-hien-ty-le-nguoi-mac-benh-ai-thao-uong-ang-gia-tang-nhanh
2. Báo cáo năm 2013 về người đái tháo đường tại Hoa Kỳ của Nielsen
https://www.vn.abbott/media-center/press-releases/07-09-2016.html
3. Adherence to Dietary Recommendation and Its Associated Factors among People with Type 2 Diabetes: A Cross-Sectional Study in Nepal https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9616656/
4. Is There a Role for Diabetes-Specific Nutrition Formulas as Meal Replacements in Type 2 Diabetes?
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9099205/
5. American Diabetes Association; Nutrition Principles and Recommendations in Diabetes. Diabetes Care 1 January 2004; 27 (suppl_1): s36. https://doi.org/10.2337/diacare.27.2007.S36
6. American Diabetes Association Professional Practice Committee. 2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2022. Diabetes Care. 2022 Jan 1;45(Suppl 1):S17-S38.
https://diabetesjournals.org/care/article/45/Supplement_1/S17/138925/2-Classification-and-Diagnosis-of-Diabetes