TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CÂN BẰNG DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Khi nhắc đến việc kiểm soát đái tháo đường, bên cạnh việc sử dụng thuốc và tập thể dục thì dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là một trong các yếu tố quan trọng. Thế nhưng, với người mắc đái tháo đường, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng có thể là một thử thách. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

Tại sao việc cân bằng dinh dưỡng cho người mắc đái tháo đường lại đóng vai trò quan trọng?

Nếu được chẩn đoán mắc đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, bạn sẽ được khuyên nên thay đổi chế độ ăn và cố gắng duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh. Bởi dinh dưỡng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường [1]. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp kiểm soát đường huyết [1]. Nếu ăn uống không phù hợp, ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao, bạn có thể bị tăng đường huyết.

Trong khi đó, nếu ăn quá ít, bỏ bữa, ăn uống kiêng khem quá mức, bạn có thể gặp phải tình trạng hạ đường huyết [2]. Và dù tăng hay hạ đường huyết thì nếu diễn ra trong thời gian dài đều sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng [3], [4].

Ngoài ra, một chế độ ăn cân bằng, đủ chất còn đảm bảo bạn có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Nếu bạn ăn quá ít, bỏ bữa, nhịn ăn hoặc ăn uống thiếu chất, cơ thể có thể bị thiếu hụt năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung. Không những vậy, nó còn khiến bạn hay có cảm giác đói, thèm ăn liên tục, từ đó, có thể dẫn đến việc ăn uống không kiểm soát và khiến việc quản lý đái tháo đường gặp nhiều khó khăn [5], [6].

5 BÍ quyết cân bằng dinh dưỡng 
cho người mắc đái tháo đường

1. Xây dựng các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng

Chế độ ăn dành cho người mắc đái tháo đường không cần phải quá phức tạp và bạn không nhất thiết phải từ bỏ tất cả các món mà mình thích [8]. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng là đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, giảm cảm giác đói, thèm ăn cũng như giúp ổn định đường huyết [7]. 

Để tạo các bữa ăn cân bằng mà không cần tính toán hay đo lường, bạn có thể thực hiện phương pháp chia đĩa thức ăn.

Cùng với đó là 1 khẩu phần nhỏ các thực phẩm chứa chất béo tốt như quả bơ, các loại quả hạch, 1 ly nước hoặc trà, cà phê không đường và 1 phần trái cây [12]. 

Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn thực phẩm, bạn nên chọn các món giàu dinh dưỡng và hạn chế các món không tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc giàu chất xơ, thực phẩm giàu protein “tốt” như thịt gia cầm không da, thịt nạc, cá… [11]. Đồng thời, nên hạn chế các thực phẩm như thức ăn đóng gói, thức ăn nhanh, bánh mì trắng, ngũ cốc có đường, thịt đã qua chế biến và thịt đỏ… [1], [11].].

2. Lựa chọn thực phẩm chứa carbohydrate "tốt" hay carbohydrate phức hợp

Carbohydrate có tác động lớn đến mức đường huyết. Vì vậy, bạn cần cẩn thận khi chọn thực phẩm thuộc nhóm này. Cụ thể, bạn nên tránh các thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản, loại carbohydrate hấp thụ nhanh và có thể làm tăng lượng đường trong máu, chẳng hạn như các loại thực phẩm chế biến, đồ uống có đường.

Thay vào đó, nên ưu tiên chọn thực phẩm chứa carbohydrate phức hợp giàu chất xơ được tiêu hóa chậm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan… [8], [9]

3. Cẩn thận đối với các thực phẩm chứa nhiều đường [8] 

Mắc đái tháo đường không đồng nghĩa với việc trong chế độ ăn, bạn phải loại bỏ hoàn toàn đường và các thực phẩm chứa đường. Bạn vẫn có thể thưởng thức nhưng cần lưu ý các điểm sau: 

• Cố gắng giảm dần lượng đường trong chế độ ăn để điều chỉnh vị giác

• Bữa ăn nào có các món ngọt thì nên giảm các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate

• Ăn chung các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như các loại hạt, quả bơ với đồ ngọt. Do chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa nên lượng đường trong máu sẽ không tăng nhanh

• Ăn đồ ngọt cùng với các thực phẩm lành mạnh thay vì dùng như một bữa ăn nhẹ độc lập. Khi ăn riêng, đồ ngọt sẽ khiến đường huyết tăng đột biến nhưng nếu ăn cùng với các loại thực phẩm lành mạnh khác, tình trạng này có thể không xảy ra.

4. Lựa chọn thực phẩm chứa chất béo "tốt" [8]

Lựa chọn thực phẩm chứa chất béo tốt cũng là một phần quan trọng khi xây dựng chế độ ăn cân bằng cho người mắc đái tháo đường.Chất béo có 2 loại là: 

CHẤT BÉO “TỐT” HAY CHẤT BÉO KHÔNG BÃO HÒA 
(thường có nhiều trong dầu oliu, các loại quả hạch, quả bơ).

CHẤT BÉO “XẤU” HAY CHẤT BÉO BÃO HÒA 
(thường có nhiều trong thịt đỏ, thịt chế biến, thức ăn nhanh…)

Người mắc đái tháo đường nên chọn các thực phẩm chứa chất béo tốt để tăng cường sức khỏe tim mạch, tuy nhiên không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chứa chất béo “xấu” ra khỏi chế độ ăn mà thay vào đó nên dùng 1 cách hạn chế.

5. Ăn uống đều đặn, tránh bỏ bữa [8]

Cơ thể có thể điều chỉnh lượng đường trong máu và cân nặng tốt hơn khi được duy trì một lịch trình ăn uống đều đặn với khẩu phần ăn vừa phải và nhất quán cho mỗi bữa ăn. Do đó, bạn cần:

• Bắt đầu một ngày mới với một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất để cung cấp năng lượng cũng như ổn định lượng đường trong máu [8]

• Duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Bữa phụ cần được cá nhân hóa. Mức năng lượng của bữa phụ phải nằm trong tổng mức năng lượng hàng ngày. Thông thường, bữa phụ chỉ nên chiếm 10 - 15% tổng số năng lượng trong ngày [10]

• Cố gắng ăn một lượng tương đương nhau mỗi ngày, thay vì ăn quá nhiều trong một ngày hoặc một bữa rồi bỏ qua bữa tiếp theo [8].

Nếu không có điều kiện để chuẩn bị các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất nhằm duy trì lịch trình ăn uống đều đặn, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mắc đái tháo đường để thay thế bữa chính hoặc dùng như bữa phụ.

Các sản phẩm này không chỉ được pha sẵn, tiện lợi mà được thiết kế khoa học với dinh dưỡng cân đối và đầy đủ cùng năng lượng chuẩn giúp cân bằng tỷ lệ protein, chất béo, bột đường, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt, sản phẩm này còn có hệ bột đường tiên tiến, được tiêu hóa từ từ, bổ sung myo-inositol giúp kiểm soát tốt đường huyết và hỗ trợ ổn định đường huyết khi sử dụng lâu dài. 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với người mắc đái tháo đường. Để xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, bạn nên lựa chọn các thực phẩm phù hợp, tốt cho sức khỏe, đồng thời cố gắng ăn uống đều đặn để giúp ổn định tốt đường huyết và kiểm soát đái tháo đường hiệu quả.

*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Nguồn tham khảo: 
1. Diabetes diet: Create your healthy-eating plan https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-diet/art-20044295 Ngày truy cập: 10/10/2022 
2. Good to Know: Factors Affecting Blood Glucose https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5898168/ Ngày truy cập: 10/10/2022 3. Phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường https://hanam.gov.vn/syt/Pages/phong-ngua-bien-chung-benh-dai-thao-duong.aspx Ngày truy cập: 10/10/2022 
4. Hypoglycemia? Low Blood Glucose? Low Blood Sugar? https://diabetesjournals.org/clinical/article/30/1/38/35419/Hypoglycemia-Low-Blood-Glucose-Low-Blood-Sugar Ngày truy cập: 10/10/2022 
5. 11 Ways to Stop Cravings for Unhealthy Foods and Sugar https://www.healthline.com/nutrition/11-ways-to-stop-food-cravings Ngày truy cập: 10/10/2022 
6. What are the signs of not eating enough? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322157 Ngày truy cập: 10/10/2022 
7. Lifestyle Management: Standards of Medical Care in Diabetes—2019 https://diabetesjournals.org/care/article/42/Supplement_1/S46/31274/5-Lifestyle-Management-Standards-of-Medical-Care Ngày truy cập: 10/10/2022 
8. The Diabetes Diet https://www.helpguide.org/articles/diets/the-diabetes-diet.htm Ngày truy cập: 10/10/2022 
9. Good vs. Bad Carbs: What Should You Eat? https://health.clevelandclinic.org/good-carb-bad-carb-dont-buy-into-4-myths/ Ngày truy cập: 10/10/2022 
10. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2 của Bộ Y tế ban hành 30/12/2020 https://syt.binhdinh.gov.vn/index.php/vi/download/Thu-vien-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-Quy-trinh-ky-thuat-va-cac-Tai-lieu-chuyen-mon-kham-chua-benh/Quyet-dinh-so-5481-QD-BYT-ngay-31-12-2020-cua-Bo-Y-te-V-v-ban-hanh-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-dai-thao-duong-tip-2.html Ngày truy cập: 10/10/2022 
11. 10 Foods to Avoid When You Have Type 2 Diabetes https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/diet/joy-bauer-foods-to-avoid-when-you-have-diabetes/ Ngày truy cập: 10/10/2022 
12. Phương pháp đĩa thức ăn cho người bệnh đái tháo đường http://www.binhchanhhospital.vn/phuong-phap-dia-thuc-an-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-614.html# Ngày truy cập: 10/10/2022

CÔNG THỨC MỚI & CẢI TIẾN TỪ GLUCERNA

Thực phẩm dinh dưỡng y học

HỆ BỘT ĐƯỜNG TIÊN TIẾN
& BỔ SUNG MYO-INOSITOL*

GIÚP KIỂM SOÁT TỐT ĐƯỜNG HUYẾT**

CUNG CẤP 35 DƯỠNG CHẤT GIÚP CƠ THỂ KHỎE MẠNH

MUFA & PUFA 
HỖ TRỢ SỨC KHỎE TIM MẠCH

*So với công thức Glucerna dạng bột cũ (SĐK 669/2018/ĐKSP cấp ngày 24/10/2018) 
**Dùng như một phần của chương trình quản lý đái tháo đường 
bao gồm chế độ ăn, tập thể dục và thuốc theo chỉ định. 
VPĐD Abbott Laboratories GmbH: 
02 Ngô Đức Kế, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh - ĐT: (028) 38256551 
521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội - ĐT: (024) 37337486 
14988/XNQC-YTHN

ƯU ĐÃI HẤP DẪN 

KHI MUA 1 LON GLUCERNA 380G

  1. image image

ĐĂNG KÝ
NHẬN ƯU ĐÃI GLUCERNA®

Đăng ký thông tin

Để nhận các khuyến mãi hấp dẫn từ pediasure

*Thông tin bắt buộc

Bằng việc truy cập vào trang web đăng ký thành viên, cung cấp thông tin cá nhân cơ bản và thông tin cá nhân nhạy cảm trên website/hoặc bấm vào nút “Tôi đã đọc và đồng ý với các Điều khoản và điều kiện”, bạn xác nhận mình đã đọc và hiểu Chính sách quyền riêng tư của Abbott tại http://www.vn.abbott/privacy-policy.html và cho phép Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam) và Văn phòng Đại diện Abbott Laboratories GmBH tại Thành phố Hồ Chí Minh (“Abbott”) và Công ty cổ phần Magenest xử lý toàn bộ thông tin cá nhân này, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, tích hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, xóa, hủy, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao cho các công ty trong cùng tập đoàn Abbott và/hoặc các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba được chỉ định, trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, và xử lý thông tin cá nhân bằng phương tiện tự động, nhằm mục đích lập danh sách khách hàng / tiến hành khảo sát/ tiếp nhận, quản lý và hỗ trợ khách hàng / chương trình khách hàng thân thiết/ thống kê/ đánh giá/ tuân thủ với quy định pháp luật.

Ví dụ như đăng ký khuyến mại/ tư vấn chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng và/hoặc cung cấp thông tin (thông tin về các sự kiện, lời mời tham dự hội thảo, thông tin nghiên cứu khoa học, kiến thức chăm sóc sức khỏe, thông tin sản phẩm, khuyến mại, sự kiện và thông tin tiếp thị và phi tiếp thị khác) / cung cấp khuyến mại / ký kết và thực hiện hợp đồng / thực hiện thanh toán, phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, tập hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau vào cơ sở dữ liệu tập trung, và thực hiện các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của bạn, tùy trường hợp cần thiết. Abbott cam kết đảm bảo các biện pháp quản lý và kỹ thuật cần thiết để bảo vệ thông tin cá nhân mà bạn cung cấp, phù hợp với Chính sách quyền riêng tư của Abbott và pháp luật Việt Nam.

Việc xử lý dữ liệu sẽ được bắt đầu kể từ thời điểm Abbott nhận được dữ liệu cá nhân và sự đồng ý của bạn cho việc xử lý dữ liệu cá nhân đó. Sự đồng ý của bạn có hiệu lực cho tới khi bạn có quyết định khác.

Bạn có quyền: yêu cầu chỉnh sửa, rút lại sự đồng ý, xóa, hạn chế, yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân của mình. Bạn có nghĩa vụ: Tự bảo vệ; cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu cá nhân của mình.

Để thực hiện các quyền trên, vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 1519.