NGUY CƠ BIẾN CHỨNG TIM MẠCH Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Người mắc đái tháo đường không chỉ đối mặt với khó khăn trong kiểm soát đường huyết mà còn lo ngại về nguy cơ cao mắc các biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim mạch - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm đến 80% số ca tử vong ở nhóm bệnh nhân mắc đái tháo đường [1]. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người mắc đái tháo đường có nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ hoặc suy tim cao hơn đáng kể so với người không mắc bệnh [2]. 

Vì sao người mắc đái tháo đường có nguy cơ cao mắc biến chứng tim mạch?

Người mắc đái tháo đường có nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch hoặc đột quỵ cao gấp đôi [1] so với người không mắc bệnh, chủ yếu do một số yếu tố sau:

1. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tim và đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tăng huyết áp và tình trạng kháng insulin. Khi người bệnh mắc đồng thời đái tháo đường và tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng đáng kể [2].

2. Cholesterol bất thường và Triglyceride cao

Người mắc đái tháo đường thường có mức cholesterol không lành mạnh bao gồm cholesterol LDL (xấu) cao, cholesterol HDL (tốt) thấp và triglyceride cao. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh mạch vành, đặc biệt là ở người mắc đái tháo đường [2].

3. Béo phì
Sự gia tăng tỷ lệ mắc đái tháo đường và giảm độ tuổi mắc bệnh ở thế hệ trẻ châu Á có thể giải thích do tình trạng béo phì đã gia tăng gấp nhiều lần trong vài thập kỷ qua [3]..Tình trạng béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây kháng insulin và làm tăng huyết áp, từ đó làm tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch [2]. 

4. Thiếu hoạt động thể chất
Hơn 50% người mắc đái tháo đường tuýp 2 không tuân thủ việc vận động theo khuyến nghị [4]. Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ gây kháng insulin và các bệnh tim mạch. Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp giảm cân, giảm huyết áp và đồng thời giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần [2].

Giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở người mắc đái tháo đường

Để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, người mắc đái tháo đường cần thường xuyên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, từ đó xây dựng kế hoạch quản lý bệnh hiệu quả. Cùng với việc tuân thủ dùng thuốc, kiểm soát đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh béo phì và tăng cường vận động thể chất là những yếu tố then chốt.

Tuy nhiên, nhiều người mắc đái tháo đường gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp. Thống kê cho thấy rằng 78.4% người bệnh không tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo khuyến nghị [5,6]. Trong trường hợp này, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt là một giải pháp phù hợp. Các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt không chỉ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả mà còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng và hỗ trợ sức khỏe tim mạch thông qua việc kích thích tăng tiết GLP-1. Cụ thể, GLP-1 là một hormone quan trọng trong kiểm soát đường huyết và cân nặng [9]. GLP-1 còn mang lại những lợi ích đối với tim mạch:

      Tăng cường chức năng tim: GLP-1 giúp cải thiện chức năng thất trái, giảm viêm, tăng cường hấp thụ glucose và làm giảm tổn thương do thiếu máu cục bộ [7].

      Cải thiện lưu lượng máu: GLP-1 tăng cường sự ổn định của mảng xơ vữa, giảm sự tăng sinh cơ trơn và kết dính tiểu cầu, đồng thời tăng cường chức năng nội mạc mạch máu, từ đó giúp giãn mạch và lưu thông máu tốt hơn[7].

      Hỗ trợ giảm cân: GLP-1 giảm cảm giác đói hay thèm ăn, làm chậm quá trình trống dạ dày, từ đó kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ [8].

Việc sử dụng dinh dưỡng chuyên biệt không chỉ giúp quản lý đường huyết hiệu quả mà còn hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài. Khi kết hợp dinh dưỡng hợp lý với vận động thường xuyên và tuân thủ dùng thuốc, người mắc đái tháo đường có thể duy trì mức đường huyết ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy bắt đầu áp dụng dinh dưỡng chuyên biệt để giúp quản lý bệnh đái tháo đường và sống vui khỏe hơn mỗi ngày.

Nguồn tham khảo:

1.    Vascular complications in patients with type 2 diabetes: prevalence and associated factors in 38 countries (the DISCOVER study program)
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6260731/

2. Cardiovascular Disease and Diabetes
https://www.heart.org/en/health-topics/diabetes/diabetes-complications-and-risks/cardiovascular-disease--diabetes
3. Ramachandran, Ambady, Snehalatha, Chamukuttan, Rising Burden of Obesity in Asia, Journal of Obesity, 2010, 868573, 8 pages, 2010.
https://doi.org/10.1155/2010/868573

4. Physical Activity/Exercise and Diabetes: A Position Statement of the American Diabetes Association
https://diabetesjournals.org/care/article/39/11/2065/37249/Physical-Activity-Exercise-and-Diabetes-A-Position 

5. Le TTT. Đánh giá kiến thức về bệnh đái tháo đường.
https://demacvn.com/danh-gia-kien-thuc-ve-benh-dai-thao-duong-bang-bo-cauhoi-adknowl .Ngày truy cập 10/08/2023. 2. Vu TKT. Khoa học Điều dưỡng. 2022, tập 5, số 4, trang 179-190. 3. Mohammed MA, et al. Pan Afr Med J. 2019;33:260.

6. Huỳnh, T. D., & Trần, Q. C. (2024). TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI VIỆN TIM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tạp Chí Y học Việt Nam, 535(1B). https://doi.org/10.51298/vmj.v535i1B.8422

7. Drucker DJ. The Cardiovascular Biology of Glucagon-like Peptide-1. Cell Metab. 2016;24(1):15-30. doi:10.1016/j.cmet.2016.06.009

8. Devitt A, Oliver J, Hegazi R, Mustad V. Glycemia Targeted Specialized Nutrition (GTSN) improves postprandial glycemia and GLP-1 with similar appetitive responses compared to a healthful whole food breakfast in persons with type 2 diabetes: A randomized, controlled trial. J Diabetes Res Clin Metab. 2012;1:20. doi:10.7243/2050-0866-1-20

9. Popoviciu MS, Păduraru L, Yahya G, Metwally K, Cavalu S. Emerging Role of GLP-1 Agonists in Obesity: A Comprehensive Review of Randomised Controlled Trials. Int J Mol Sci. 2023 Jun 21;24(13):10449. doi: 10.3390/ijms241310449. PMID: 37445623; PMCID: PMC10341852.
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10341852/