Ở người mắc bệnh đái tháo đường, thì chỉ số HbA1c được coi là chỉ số trung thực thể hiện đúng diễn tiến của bệnh. Trong khi các dữ liệu đường huyết khác (đường huyết lúc đói, sau ăn, ngẫu nhiên) có thể bị ảnh hưởng theo chế độ ăn gần nhất của người bệnh. Nhìn vào chỉ số HbA1c, chúng ta biết được đường huyết có được kiểm soát tốt hay không. Và việc cải thiện chỉ số HbA1c có liên quan mật thiết và tỉ lệ thuận với các nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ HbA1c Ở
NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
HbA1c là ký hiệu của glycated hemoglobin, đây là một dạng của hemoglobin (Hb) có liên kết hóa học với đường glucose trong máu [2]. HbA1c tạo ra khi glucose (đường) trong cơ thể bám vào các tế bào hồng cầu. Khi lượng đường trong máu tăng, đường sẽ bám vào các tế bào máu nhiều hơn và chỉ số HbA1c tăng lên.
Các tế bào hồng cầu có đời sống khoảng 2-3 tháng, đó là lý do việc xét nghiệm chỉ số HbA1c được thực hiện khoảng 2-3 tháng một lần. Một người được chẩn đoán mắc đái tháo đường khi có chỉ số HbA1c >=6,5% [3].
Xét nghiệm HbA1c đóng vai trò quan trọng trong đánh giá tình trạng kiểm soát đường huyết của người bệnh đái tháo đường. Giá trị chỉ số HbA1c là trung bình đường huyết trong 3 tháng vừa qua, từ đó giúp bác sĩ có thể đưa ra quyết định điều trị để giúp người bệnh có thể kiểm soát tốt đường huyết giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng [4]. Bằng cách này, người bệnh có thể tránh được một số biến chứng nghiêm trọng như: biến chứng thần kinh (tê bì), biến chứng mắt (suy giảm thị lực) và suy thận.
Để rõ ràng hơn về mối liên hệ giữa đường huyết và nguy cơ biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 theo thời gian, nhóm nghiên cứu UKPDS 35 đã tiến hành một nghiên cứu lớn. Dưới đây là tổng quan về thiết kế, phương pháp, và kết quả của nghiên cứu này, cung cấp thông tin hữu ích cho các bác sĩ nghiên cứu và bệnh nhân.
Nghiên cứu UKPDS 35 cho thấy mối liên quan giữa HbA1c và nguy cơ biến chứng đái tháo đường
Trong một nghiên cứu tiến cứu đái tháo đường tại Anh (UKPDS), chuyên gia Stratton và cộng sự thực hiện trên 4585 bệnh nhân đái tháo đường típ 2, bao gồm cả nhóm lựa chọn phương pháp điều trị ngẫu nhiên hoặc không được điều trị, có đo lường HbA1c 3 tháng sau khi chẩn đoán [1].
Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tác động lâu dài của các chiến lược điều trị khác nhau đối với kết quả và biến chứng của bệnh đái tháo đường típ 2.
- Xác định mối quan hệ giữa mức HbA1c trung bình và nguy cơ biến chứng đái tháo đường.
Thiết kế nghiên cứu
- Loại nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu.
- Bệnh nhân được phân nhóm ngẫu nhiên vào điều trị thông thường hoặc điều trị tích cực hoặc không được ngẫu nhiên hóa.
- Thời gian theo dõi: Trung bình 10.4 năm cho mỗi bệnh nhân.
- Thực hiện tại 23 phòng khám ở Anh, Scotland và Bắc Ireland.
Các vấn đề/kết quả cần đánh giá
Các vấn đề/kết quả
cần đánh giá
- Tiêu chí tổng hợp chính: Bất kỳ kết cục nào hoặc tử vong liên quan đến đái tháo đường và tử vong do mọi nguyên nhân.Phân tích tác động lâu dài của các chiến lược điều trị khác nhau đối với kết quả và biến chứng của bệnh đái tháo đường típ 2.
- Tiêu chí tổng hợp phụ: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cắt cụt chi (bao gồm tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên), và bệnh mạch máu nhỏ (chủ yếu là quang đông võng mạc).
- Tiêu chí đơn: Suy tim không tử vong và đục thủy tinh thể.
Kết quả nghiên cứu
Các phát hiện chính: Giảm trung bình 1% HbA1c có mối liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
Tóm lại, từ nghiên cứu trên chúng ta thấy được rằng, ở các bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2, nguy cơ bị biến chứng do đái tháo đường liên quan chặt chẽ với tình trạng đường huyết cao trước đó. Và bất kỳ mức giảm HbA1c nào cũng mang lại lợi ích giúp giảm các nguy cơ biến chứng, và nguy cơ sẽ thấp nhất ở người bệnh đưa được chỉ số HbA1c về ngưỡng bình thường [1].
Giảm 1% HbA1c giúp giảm nguy cơ
biến chứng có ý nghĩa như thế nào?
Kết quả của các nghiên cứu tiến cứu đái tháo đường tại Anh (UKPDS) đã thay đổi sâu sắc, toàn diện về điều trị bệnh đái tháo đường, giải quyết các câu hỏi cơ bản về bệnh này. Và từ nghiên cứu ban đầu đó, bằng một khối lượng công việc khổng lồ, các nhà nghiên cứu đã tạo ra hơn 93 tài liệu nghiên cứu gốc đóng góp vào khoa học thế giới, vượt xa mong đợi của các chuyên gia khi bắt đầu về cả kết quả, cũng như thời gian và chi phí [5]. Từ đó các bệnh nhân đái tháo đường cũng được quan tâm và cải thiện chăm sóc về chế độ dinh dưỡng, lối sống nhiều hơn.
Trong thực tế, việc đạt và duy trì chỉ số HbA1c gần ngưỡng bình thường ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đôi khi là một thách thức. Tuy nhiên, hiểu biết về việc giảm 1% HbA1c và ảnh hưởng tích cực của nó đối với giảm nguy cơ biến chứng là một bước quan trọng. Các dữ liệu cụ thể đã chứng minh rằng giảm 1% HbA1c liên kết mạnh mẽ với việc giảm nguy cơ biến chứng (bao gồm đoạn chi hoặc tử vong do bệnh lý mạch máu ngoại biên, suy giảm thị lực, suy thận, tử vong do đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đột quỵ). Nhận thức này giúp chúng ta nhìn nhận tích cực hơn về việc cần điều chỉnh chỉ số HbA1c ở người bệnh đái tháo đường [1].
Những cách để kiểm soát chỉ số HbA1c hiệu quả
Một trong những mục tiêu kiểm soát đái tháo đường là đưa chỉ số HbA1c về mức thấp hơn 7% [6]. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần tuân thủ 3 yếu tố quan trọng mà các chuyên gia hay gọi là "kiềng ba chân" [7]:
1. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng cho người mắc đái tháo đường cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cơ thể, giúp ngăn cảm giác đói và thèm ăn, đồng thời giúp ổn định đường huyết [9]. Theo Khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường châu Âu (EASD), chế độ ăn cho người đái tháo đường nên bao gồm 45 - 60% chất bột đường với các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp dưới 55 và giàu chất xơ, 10 - 20% chất đạm như thịt, cá, trứng và 25 - 35% chất béo [10].
- Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân bằng, việc bổ sung sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cũng là một lựa chọn hữu ích cho người mắc đái tháo đường. Điều này giúp đảm bảo cơ thể nhận được đầy đủ và cân đối các dưỡng chất quan trọng. Khi chọn sản phẩm, nên ưu tiên những sản phẩm chứa hệ bột đường tiên tiến có chỉ số đường huyết thấp và tiêu hóa từ từ. Bổ sung myo-inositol cũng là một lựa chọn hợp lý, giúp ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng rất cao sau khi sử dụng. Đặc biệt, những sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng có thể hỗ trợ ổn định đường huyết trong dài hạn là sự lựa chọn lý tưởng.
2. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT [11]
- Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đái tháo đường và kiểm soát chỉ số HbA1c. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cơ thể sử dụng insulin một cách hiệu quả hơn. Khuyến nghị người bệnh dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể thao ở mức độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, hoặc bơi lội. Ngoài ra, những hoạt động nhẹ nhàng như làm việc nhà, làm vườn cũng có thể góp phần cải thiện đường huyết và tăng cường sức khỏe chungChế độ dinh dưỡng cân bằng cho người mắc đái tháo đường cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cơ thể, giúp ngăn cảm giác đói và thèm ăn, đồng thời giúp ổn định đường huyết [9]. Theo Khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường châu Âu (EASD), chế độ ăn cho người đái tháo đường nên bao gồm 45 - 60% chất bột đường với các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp dưới 55 và giàu chất xơ, 10 - 20% chất đạm như thịt, cá, trứng và 25 - 35% chất béo [10].
3. Sử dụng thuốc đúng HƯỚNG DẪN [8]
- Việc tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng thuốc là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Việc sử dụng thuốc đúng cách và đều đặn sẽ giúp duy trì mức đường huyết ổn định trong cơ thể. Khi đường huyết được kiểm soát tốt, mức HbA1c cũng sẽ được duy trì ở mức ổn định.
- Điều này giúp giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến đái tháo đường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian quy định là một phần quan trọng trong quản lý bệnh đái tháo đường.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số HbA1c và tầm quan trọng của nó trong quản lý bệnh đái tháo đường. HbA1c không chỉ là một trong những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và kiểm soát bệnh, mà còn là một chỉ báo quan trọng về sức khỏe của cơ thể. Để duy trì mức HbA1c ổn định, bạn cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất đều đặn, và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ khi cần thiết. Chỉ khi các biện pháp này được tuân thủ tốt và kết hợp với nhau, bạn mới có thể đạt được mục tiêu kiểm soát HbA1c và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
*Đây là các thông tin tổng quan. Người đọc và người áp dụng cần tự đánh giá và điều chỉnh phù hợp. Luôn tham vấn và tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia y tế để có chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh lý.
Nguồn tham khảo:
1. Stratton, I.M., Adler, A.I., Neil, H.A., Matthews, D.R., Manley, S.E., Cull, C.A., Hadden, D., Turner, R.C., & Holman, R.R. (2000). Association of glycaemia with macrovascular and microvascular complications of type 2 diabetes (UKPDS 35): prospective observational study. BMJ, 321(7258), 405-412. https://doi.org/10.1136/bmj.321.7258.405 Glycated hemoglobi
2. Glycated hemoglobin. https://en.wikipedia.org/wiki/Glycated_hemoglobin
3. Medical News Today. (2023, November 22). How can you lower your A1C levels? Retrieved April 10, 2024, from https://www.medicalnewstoday.com/articles/317216#what-is-an-a-1-c-test Medically reviewed by Kim Rose-Francis RDN, CDCES, LD, Nutrition — By Jennifer Huizen.
4. World Health Organization. (2011). Use of Glycated Haemoglobin (HbA1C) in the Diagnosis of Diabetes Mellitus: Abbreviated Report of a WHO Consultation. Geneva. p. 2, Glycated hemoglobin (HbA1c) for the diagnosis of diabetes. Available at: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK304271/
5. McDermid, E. (2018, September 30). The UKPDS: A lasting legacy. Medicine Matters Diabetes. Retrieved April 10, 2024, from https://diabetes.medicinematters.com/ukpds/clinical-trial/the-ukpds--a-lasting-legacy/16145230
6. Hướng dẫn điều trị Đái tháo đường típ 2 của Bộ Y tế https://benhvienbaria.com/sites/default/files/files/tin-tuc/5481_dai_thao_duong_type_2.pdf (2.2mb)
7. Chỉ số HbA1c và 10 điều cần biết http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/381-chi-so-hba1c-va-10-dieu-can-biet-381.html
8. How to Lower Your A1c Level https://www.webmd.com/diabetes/tips-to-lower-a1c
9. Lifestyle Management: Standards of Medical Care in Diabetes—2019 https://diabetesjournals.org/care/article/42/Supplement_1/S46/31274/5-Lifestyle-Management-Standards-of-Medical-Care
10. Sách sống khỏe và cân bằng cùng Đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học
11. Diabetes management: How lifestyle, daily routine affect blood sugar. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20047963